TEEN A4 THPT LONG THÀNH 2007 - 2010

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
TEEN A4 THPT LONG THÀNH 2007 - 2010

NƠI CHO MỖI NGƯỜI GÓP 1 PHẦN LÀM PHONG PHÚ HƠN DIỄN ĐÀN NÀY!

Thông báo đến toàn thể member A4. Đĩa DVD suốt 3 năm cấp 3 mình đã hoàn thành. Bạn nào muốn có 1 đĩa để lưu giữ những kỉ niệm đẹp những năm học này (2k7 - 2K10) thì vui lòng liên hệ với bạn Xuân Hiếu. Cảm ơn

    TÀI LIỆU ÔN THI HKii NÈ (1)

    Admin
    Admin
    Admin
    Admin


    Nam
    Tổng số bài gửi : 57
    Age : 31
    Đến từ : the colour of the night
    Registration date : 02/09/2008

    TÀI LIỆU ÔN THI HKii NÈ (1) Empty TÀI LIỆU ÔN THI HKii NÈ (1)

    Bài gửi by Admin Fri May 01, 2009 7:50 pm

    Câu 361: Giải phẩu mặt cắt ngang thân sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:
    a/ Bần  Tầng sinh bần  Mạch rây sơ cấp  Mạch rây thứ cấp  Tầng sinh mạch  Gỗ thứ cấp  Gỗ sơ cấp  Tuỷ.
    b/ Bần  Tầng sinh bần Mạch rây thứ cấp  Mạch rây sơ cấp  Tầng sinh mạch  Gỗ thứ cấp  Gỗ sơ cấp  Tuỷ.
    c/ Bần  Tầng sinh bần  Mạch rây sơ cấp  Mạch rây thứ cấp  Tầng sinh mạch  Gỗ sơ cấp  Gỗ thứ cấp  Tuỷ.
    d/ Tầng sinh bần  Bần  Mạch rây sơ cấp  Mạch rây thứ cấp  Tầng sinh mạch  Gỗ thứ cấp  Gỗ sơ cấp  Tuỷ.
    Câu 362: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?
    a/ Làm tăng kích thước chiều dài của cây.
    b/ Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
    c/ Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
    d/ Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
    Câu 363: Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của mạch rây và gỗ trong sinh trưởng sơ cấp như thế nào?
    a/ Gỗ nằm phía ngoài còn mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch.
    b/ Gỗ và mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch.
    c/ Gỗ nằm phía trong còn mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.
    d/ Gỗ và mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.
    Câu 364: Mô phân sinh bên và phân sinh lóng có ở vị trí nào của cây?
    a/ Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.
    b/ Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.
    c/ Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.
    d/ Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.
    Câu 365: Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của gỗ sơ cấp và thứ cấp trong sinh trưởng thứ cấp như thế nào?
    a/ Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía trong còn gỗ sơ cấp nằm phía ngoài.
    b/ Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ cấp nằm phía trong.
    c/ Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ cấp nằm phía trong.
    d/ Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía trong còn gỗ sơ cấp nằm phía ngoài.
    Câu 366: Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây?
    a/ Ở đỉnh rễ. b/ Ở thân. c/ Ở chồi nách. d/ Ở chồi đỉnh.
    Câu 367: Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của mạch rây sơ cấp và thứ cấp trong sinh trưởng thứ cấp như thế nào?
    a/ Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó mạch thứ cấp nằm phía ngoài còn mạch sơ cấp nằm phía trong.
    b/ Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó mạch thứ cấp nằm phía trong còn mạch sơ cấp nằm phía ngoài.
    c/ Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó mạch thứ cấp nằm phía ngoài còn mạch sơ cấp nằm phía trong.
    d/ Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó mạch thứ cấp nằm phía trong còn mạch sơ cấp nằm phía ngoài.
    Câu 368: Giải phẩu mặt cắt ngang thân sinh trưởng sơ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:
    a/ Vỏ  Biểu bì  Mạch rây sơ cấp  Tầng sinh mạch  Gỗ sơ cấp  Tuỷ.
    b/ Biểu bì  Vỏ  Mạch rây sơ cấp  Tầng sinh mạch  Gỗ sơ cấp  Tuỷ.
    c/ Biểu bì  Vỏ  Gỗ sơ cấp  Tầng sinh mạch  Mạch rây sơ cấp  Tuỷ.
    d/ Biểu bì  Vỏ  Tầng sinh mạch  Mạch rây sơ cấp  Gỗ sơ cấp  Tuỷ.
    Câu 369: Sinh trưởng sơ cấp của cây là:
    a/ Sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
    b/ Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động phân hoá của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
    c/ Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây hai lá mầm.
    d/ Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây một lá mầm.
    Câu 370: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp?
    a/ Làm tăng kích thước chiều ngang của cây.
    b/ Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm.
    c/ Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch.
    d/ Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ).
    Câu 371: Sinh trưởng thứ cấp là:
    a/ Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra.
    b/ Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.
    c/ Sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra.
    d/ Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra.
    Câu 390: Cây ngày ngắn là cây:
    a/ Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 8 giờ.
    b/ Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 10 giờ.
    c/ Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ.
    d/ Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 14 giờ.
    Câu 391: Các cây ngày ngắn là:
    a/ Thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía.
    b/ Cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương.
    c/ Thanh long, cà tím, cà phê ngô, hướng dương.
    d/ Hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường.
    Câu 392: Phitôcrôm Pđx có tác dụng:
    a/ Làm cho hạt nảy mầm, khí khổng mở, ức chế hoa nở.
    b/ Làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng mở.
    c/ Làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng đóng.
    d/ Làm cho hạt nảy mầm, kìm hãm hoa nở và khí khổng mở.
    Câu 393: Cây dài ngày là:
    a/ Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 8 giờ.
    b/ Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 10 giờ.
    c/ Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ.
    d/ Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 14 giờ.
    Câu 394: Các cây trung tính là cây;
    a/ Thanh long, cà tím, cà phê ngô, huớng dương.
    b/ Hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường.
    c/ Cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương.
    d/ Thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía.
    Câu 395: Quang chu kì là:
    a/ Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm.
    b/ Thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối bằng nhau trong ngày.
    c/ Thời gian chiếu sáng trong một ngày.
    d/ Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm trong một mùa.
    Câu 396: Cây cà chua đến tuổi lá thứ mấy thì ra hoa?
    a/ Lá thứ 14. b/ Lá thứ 15.
    c/ Lá thứ 12. d/ Lá thứ 13.
    Câu 397: Florigen kích thích sự ra hoa của cây được sinh ra ở:
    a/ Chồi nách. b/ Lá. c/ Đỉnh thân. d/ Rễ.
    Câu 398: Phitôcrôm là:
    a/ Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và chứa các hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
    b/ Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là phi prôtêin và chứa các hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
    c/ Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và chứa các lá cần ánh sáng để quang hợp.
    d/ Sắc tố cảm nhận quang chu kì nhưng không cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và chứa các hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
    Câu 399: Phát triển ở thực vật là:
    a/ Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện qua hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
    b/ Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
    c/ Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
    d/ Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện qua hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
    Câu 400: Mối liên hệ giữa Phitôcrôm Pđ và Pđx như thế nào?
    a/ Hai dạng chuyển hoá lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng.
    b/ Hai dạng không chuyển hoá lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng.
    c/ Chỉ dạng Pđ chuyển hoá sang dạng Pđx dưới sự tác động của ánh sáng.
    d/ Chỉ dạng Pđx chuyển hoá sang dạng Pđ dưới sự tác động của ánh sáng.
    Câu 401: Phitôcrôm có những dạng nào?
    a/ Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (Pđ)có bước sóng 660mm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa (Pđx)có bước sóng 730mm.
    b/ Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (Pđ)có bước sóng 730mm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa (Pđx)có bước sóng 660mm.
    c/ Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (Pđ)có bước sóng 630mm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa (Pđx)có bước sóng 760mm.
    d/ Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (Pđ)có bước sóng 560mm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa (Pđx)có bước sóng 630mm.
    Câu 402: Tuổi của cây một năm được tính theo:
    a/ Số lóng. b/ Số lá. c/ Số chồi nách. d/ Số cành.
    Câu 403: Cây trung tính là:
    a/ Cây ra hoa ở ngày dài vào mùa mưa và ở ngày ngắn vào mùa khô.
    b/ Cây ra hoa ở cả ngày dài và ngày ngắn.
    c/ Cây ra hoa ở ngày dài vào mùa lạnh và ở ngày ngắn vào mùa nóng.
    d/ Cây ra hoa ở ngày ngắn vào mùa lạnh và ở ngày dài vào mùa nóng.
    Câu 404: Các cây ngày dài là các cây:
    a/ Cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương.
    b/ Thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía.
    c/ Hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường.
    d/ Thanh long, cà tím, cà phê ngô, huớng dương.

      Hôm nay: Mon Apr 29, 2024 2:04 am