TEEN A4 THPT LONG THÀNH 2007 - 2010

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
TEEN A4 THPT LONG THÀNH 2007 - 2010

NƠI CHO MỖI NGƯỜI GÓP 1 PHẦN LÀM PHONG PHÚ HƠN DIỄN ĐÀN NÀY!

Thông báo đến toàn thể member A4. Đĩa DVD suốt 3 năm cấp 3 mình đã hoàn thành. Bạn nào muốn có 1 đĩa để lưu giữ những kỉ niệm đẹp những năm học này (2k7 - 2K10) thì vui lòng liên hệ với bạn Xuân Hiếu. Cảm ơn

4 posters

    BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH

    Admin
    Admin
    Admin
    Admin


    Nam
    Tổng số bài gửi : 57
    Age : 32
    Đến từ : the colour of the night
    Registration date : 02/09/2008

    BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH Empty BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH

    Bài gửi by Admin Sat Sep 13, 2008 1:19 pm


    1. Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không giảm xuống 2 lần thì độ lớn lực Cu – lông
    A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. giảm 4 lần. D. giảm 4 lần.
    2. Nhận xét không đúng về điện môi là:
    A. Điện môi là môi trường cách điện.
    B. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.
    C. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.
    D. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1.
    3. Cho 2 điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong
    A. chân không. B. nước nguyên chất. C. dầu hỏa. D. không khí ở điều kiện tiêu chuẩn.
    4. Xét tương tác của hai điện tích điểm trong một môi trường xác định. Khi lực đẩy Cu – lông tăng 2 lần thì hằng số điện môi
    A. tăng 2 lần. B. vẫn không đổi. C. giảm 2 lần. D. giảm 4 lần.
    5. Trong vật nào sau đây không có điện tích tự do?
    A. thanh niken. B. khối thủy ngân. C. thanh chì. D. thanh gỗ khô.
    6. Hai điện tích điểm trái dấu có cùng độ lớn 10-4/3 C đặt cách nhau 1 m trong điện môi bằng 2 thì chúng
    A. hút nhau một lực 0,5 N. B. hút nhau một lực 5 N. C. đẩy nhau một lực 5N. D. đẩy nhau một lực 0,5 N.
    7. Hai điện tích điểm cùng độ lớn 10-4 C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn 10-3 N thì chúng phải đặt cách nhau
    A. 30000 m. B. 300 m. C. 90000 m. D. 900 m.
    8.Hai ®iÖn tÝch ®iÓm q1= 2.10-9C, q2= -2.10-9C ®Æt c¸ch nhau 3cm trong kh«ng khÝ, lùc t­¬ng t¸c gi÷a chóng cã ®é lín lµ:
    A. 8. 10-5N B. 9.10-5N C. 8.10-9N D. 9.10-9N
    9. Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì hút nhau 1 lực là 21 N. Nếu đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó sẽ
    A. hút nhau 1 lực bằng 10 N. B. đẩy nhau một lực bằng 10 N.
    C. hút nhau một lực bằng 44,1 N. D. đẩy nhau 1 lực bằng 44,1 N.
    10. Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì lực tương tác Cu – lông giữa chúng là 12 N. Khi đổ đầy một chất lỏng cách điện vào bình thì lực tương tác giữa chúng là 4 N. Hằng số điện môi của chất lỏng này là
    A. 3. B. 1/3. C. 9. D. 1/9
    11. Hai điện tích điểm đặt cách nhau 100 cm trong điện môi bằng 2 thì tương tác với nhau bằng lực 8 N. Nêu chúng được đặt cách nhau 50 cm trong chân không thì tương tác nhau bằng lực có độ lớn là
    A. 1 N. B. 2 N. C. 8 N. D. 48 N.
    12. Hai điện tích điểm cùng độ lớn được đặt cách nhau 1 m trong nước nguyên chất tương tác với nhau một lực bằng 10 N. Nước nguyên chất có hằng số điện môi bằng 81. Độ lớn của mỗi điện tích là
    A. 9 C. B. 9.10-8 C. C. 0,3 mC. D. 10-3 C.

    19.Xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Trong các nhận định sau, nhận định không đúng là:
    A. Proton mang điện tích là + 1,6.10-19 C.
    B. Khối lượng notron xấp xỉ khối lượng proton.
    C. Tổng số hạt proton và notron trong hạt nhân luôn bằng số electron quay xung quanh nguyên tử.
    D. Điện tích của proton và điện tích của electron gọi là điện tích nguyên tố.
    20. Điều kiện để 1 vật dẫn điện là
    A. vật phải ở nhiệt độ phòng. B. có chứa các điện tích tự do.
    C. vật nhất thiết phải làm bằng kim loại. D. vật phải mang điện tích.
    21. Vật bị nhiễm điện do cọ xát vì khi cọ xát
    A. eletron chuyển từ vật này sang vật khác. B. vật bị nóng lên.
    C. các điện tích tự do được tạo ra trong vật. D. các điện tích bị mất đi.
    22. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng là hiện tượng
    A. Đầu thanh kim loại bị nhiễm điện khi đặt gần 1 quả cầu mang điện.
    B. Thanh thước nhựa sau khi mài lên tóc hút được các vụn giấy.
    C. Mùa hanh khô, khi mặc quần vải tổng hợp thường thấy vải bị dính vào người.
    D. Quả cầu kim loại bị nhiễm điện do nó chạm vào thanh nhựa vừa cọ xát vào len dạ.
    23. Cho 3 quả cầu kim loại tích điện lần lượt tích điện là + 3 C, - 7 C và – 4 C. Khi cho chúng được tiếp xúc với nhau thì điện tích của hệ là
    A. – 8 C. B. – 11 C. C. + 14 C. D. + 3 C.
    26. Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho
    A. thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ.
    B. điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng.
    C. tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó.
    D. tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó.
    27. Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích thử tăng 2 lần thì độ lớn cường độ điện trường
    A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. không đổi. D. giảm 4 lần.
    28. Véc tơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều
    A. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó.
    B. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử tại điểm đó.
    C. phụ thuộc độ lớn điện tích thử.
    D. phụ thuộc nhiệt độ của môi trường.
    29. Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là:
    A. V/m2. B. V.m. C. V/m. D. V.m2.
    30. Cho một điện tích điểm âm; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều
    A. hướng về phía nó. B. hướng ra xa nó.
    C. phụ thuộc độ lớn của nó. D. phụ thuộc vào điện môi xung quanh.
    31. Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc
    A. độ lớn điện tích thử. B. độ lớn điện tích đó.
    C. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó. D. hằng số điện môi của của môi trường.
    32. Nếu tại một điểm có 2 điện trường thành phần gây bởi 2 điện tích điểm. Hai cường độ điện trường thành phần cùng phương khi điểm đang xét nằm trên
    A. đường nối hai điện tích.
    B. đường trung trực của đoạn nối hai điện tích.
    C. đường vuông góc với đoạn nối hai điện tích tại vị trí điện tích 1.
    D. đường vuông góc với đoạn nối hai điện tích tại vị trí điện tích 2.
    33. Nếu tại một điểm có 2 điện trường gây bởi 2 điện tích điểm Q1 âm và Q2 dương thì hướng của cường độ điện trường tại điểm đó được xác định bằng
    A. hướng của tổng 2 véc tơ cường độ điện trường điện trường thành phần.
    B. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích dương.
    C. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích âm.
    D. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích ở gần điểm đang xét hơn.
    34. Nếu khoảng cách từ điện tích điểm tới điểm đang xét tăng 2 lần thì cường độ điện trường
    A. giảm 2 lần. B. tăng 2 lần. C. giảm 4 lần. B. tăng 4 lần.
    35. Đặt một điện tích thử - 1μC tại một điểm, nó chịu một lực điện 1mN có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là
    A. 1000 V/m, từ trái sang phải. B. 1000 V/m, từ phải sang trái.
    C. 1V/m, từ trái sang phải. D. 1 V/m, từ phải sang trái.
    44. Tại một điểm có 2 cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau và có độ lớn là 3000 V/m và 4000V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là
    A. 1000 V/m. B. 7000 V/m. C. 5000 V/m. D. 6000 V/m.
    [/color][/color]


    Được sửa bởi Admin ngày Sat Sep 13, 2008 1:21 pm; sửa lần 2.
    Admin
    Admin
    Admin
    Admin


    Nam
    Tổng số bài gửi : 57
    Age : 32
    Đến từ : the colour of the night
    Registration date : 02/09/2008

    BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH Empty BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH(TT)

    Bài gửi by Admin Sat Sep 13, 2008 1:20 pm

    BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH 960153 45.Công của lực điện không phụ thuộc vào
    A. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi. B. cường độ của điện trường.
    C. hình dạng của đường đi. D. độ lớn điện tích bị dịch chuyển.
    46. Tại hai điểm xác định trong điện trường, Nếu chiều dài đường đi của điện tích trong điện trường tăng 2 lần thì công của lực điện trường
    A. chưa đủ dữ kiện để xác định. B. tăng 2 lần. C. giảm 2 lần. D. không thay đổi.
    47. Khi điện tích dich chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu quãng đường dịch chuyển tăng 2 lần thì công của lực điện trường
    A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. không đổi. D. giảm 2 lần.
    48. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 1μC dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là
    A. 1000 J. B. 1 J. C. 1 mJ. D. 1 μJ.
    49. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 2μC ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là
    A. 2000 J. B. – 2000 J. C. 2 mJ. D. – 2 mJ.
    51. Cho điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ 150 V/m thì công của lực điện trường là 60 mJ. Nếu cường độ điện trường là 200 V/m thì công của lực điện trường dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó là
    A. 80 J. B. 40 J. C. 40 mJ. D. 80 mJ.
    52. Cho điện tích q = + 10-8 C dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều thì công của lực điện trường là 60 mJ. Nếu một điện điện tích q’ = + 4.10-9 C dịch chuyển giữa hai điểm đó thì công của lực điện trường khi đó là
    A. 24 mJ. B. 20 mJ. C. 240 mJ. D. 120 mJ.
    53. Công của lực điện trường dịch chuyển quãng đường 1 m một điện tích 10 μC vuông góc với các đường sức điện trong một điện trường đều cường độ 106 V/m là
    A. 1 J. B. 1000 J. C. 1 mJ. D. 0 J.
    54. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 10 mC song song với các đường sức trong một điện trường đều với quãng đường 10 cm là 1 J. Độ lớn cường độ điện trường đó là
    A. 10000 V/m. B. 1 V/m. C. 100 V/m. D. 1000 V/m.
    55. D­íi t¸c dông cña lùc ®iÖn tr­êng mét ®iÖn tÝch q>0 di chuyÓn ®­îc mét ®o¹n s trong ®iÖn tr­êng ®Òu theo ph­¬ng hîp víi mét gãc . Trong tr­êng hîp nµo sau ®©y, c«ng cña lùc ®iÖn tr­êng lµ lín nhÊt:
    A. = 0 B. = 450 C. =600 D. =900
    56. Khi điện tích dịch chuyển trong điện trường đều theo chiều đường sức thì nó nhận được một công 10 J. Khi dịch chuyển tạo với chiều đường sức 600 trên cùng độ dài quãng đường thì nó nhận được một công là
    A. 5 J. B. J. C. J. D. 7,5J.

    A. UMN = VM – VN. B. UMN = E.d C. AMN = q.UMN D. E = UMN.d
    61. Điện thế là đại lượng đặc trưng cho riêng điện trường về
    A. khả năng sinh công của vùng không gian có điện trường.
    B. khả năng sinh công tại một điểm.
    C. khả năng tác dụng lực tại một điểm.
    D. khả năng tác dụng lực tại tất cả các điểm trong không gian có điện trường.
    62. Đơn vị của điện thế là vôn (V). 1V bằng
    A. 1 J.C. B. 1 J/C. C. 1 N/C. D. 1. J/N.
    63. Trong các nhận định dưới đây về hiệu điện thế, nhận định không đúng là:
    A. Hiệu điện thế đặc trưng cho khả năng sinh công khi dịch chuyển điện tích giữa hai điểm trong điện trường.
    B. Đơn vị của hiệu điện thế là V/C.
    C. Hiệu điện thế giữa hai điểm không phụ thuộc điện tích dịch chuyển giữa hai điểm đó.
    D. Hiệu điện thế giữa hai điểm phụ thuộc vị trí của hai điểm đó.
    64. Trong một điện trường đều, nếu trên một đường sức, giữa hai điểm cách nhau 4 cm có hiệu điện thế 10 V, giữa hai điểm cách nhau 6 cm có hiệu điện thế là
    A. 8 V. B. 10 V. C. 15 V. D. 22,5 V.
    65. Hai điểm trên một đường sức trong một điện trường đều cách nhau 2m. Độ lớn cường độ điện trường là 1000 V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm đó là
    A. 500 V. B. 1000 V. C. 2000 V. D. chưa đủ dữ kiện để xác định.
    66. Giữa hai bản kim loại phẳng song song cách nhau 4 cm có một hiệu điện thế không đổi 200 V. Cường độ điện trường ở khoảng giữa hai bản kim loại là
    A. 5000 V/m. B. 50 V/m. C. 800 V/m. D. 80 V/m.
    67. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 2 μC từ A đến B là 4 mJ. UAB =
    A. 2 V. B. 2000 V. C. – 8 V. D. – 2000 V.
    71. Mét qu¶ cÇu nhá khèi l­îng 3,06.10-15 (kg), mang ®iÖn tÝch 4,8.10-18 (C), n»m l¬ löng gi÷a hai tÊm kim lo¹i song song n»m ngang nhiÔm ®iÖn tr¸i dÊu, c¸ch nhau mét kho¶ng 2 (cm). LÊy g = 10 (m/s2). HiÖu ®iÖn thÕ ®Æt vµo hai tÊm kim lo¹i ®ã lµ:
    A. U = 255,0 (V). B. U = 127,5 (V). C. U = 63,75 (V). D. U = 734,4 (V).
    72. VËn tèc cña ªlectron cã n¨ng l­îng W= 0,1MeV lµ:
    A. 1,87.108 m/s B. 2,5.108 m/s C.3. .108 m/s D.0,3.108 m/s

    74. Tụ điện là
    A. hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
    B. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
    C. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.
    D. hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.
    75. Trong trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện?
    A. hai tấm gỗ khô đặt cách nhau một khoảng trong không khí.
    B. hai tấm nhôm đặt cách nhau một khoảng trong nước nguyên chất.
    C. hai tấm kẽm ngâm trong dung dịch axit.
    D. hai tấm nhựa phủ ngoài một lá nhôm.
    76. Để tích điện cho tụ điện, ta phải
    A. mắc vào hai đầu tụ một hiệu điện thế. B. cọ xát các bản tụ với nhau.
    C. đặt tụ gần vật nhiễm điện. D. đặt tụ gần nguồn điện.
    77. Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhân xét không đúng là
    A. Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ.
    B. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn.
    C. Điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F).
    D. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn.
    78. 1nF bằng
    A. 10-9 F. B. 10-12 F. C. 10-6 F. D. 10-3 F.
    79. Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 2 lần thì điện dung của tụ
    A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng 4 lần. D. không đổi.
    80. Giá trị điện dung của tụ xoay thay đổi là do
    A. thay đổi điện môi trong lòng tụ. B. thay đổi phần diện tích đối nhau giữa các bản tụ.
    C. thay đổi khoảng cách giữa các bản tụ. D. thay đổi chất liệu làm các bản tụ.
    81.Trong các công thức sau, công thức không phải để tính năng lượng điện trường trong tụ điện là:
    A. W = Q2/2C. B. W = QU/2. C. W = CU2/2. D. W = C2/2Q.
    82. Với một tụ điện xác định, nếu hiệu điện thế hai đầu tụ giảm 2 lần thì năng lượng điện trường của tụ
    A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. không đổi. D. giảm 4 lần.
    83. Với một tụ điện xác định, nếu muốn năng lượng điện trường của tụ tăng 4 lần thì phải tăng điện tích của tụ
    A. tăng 16 lần. B. tăng 4 lần. C. tăng 2 lần. D. không đổi.
    84. Trường hợp nào sau đây ta không có một tụ điện?
    A. Giữa hai bản kim loại là sứ; B. Giữa hai bản kim loại là không khí;
    C. Giữa hai bản kim loại là nước vôi; D. Giữa hai bản kim loại là nước tinh khiết.
    85. Một tụ có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 4 V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là
    A. 2.10-6 C. B. 16.10-6 C. C. 4.10-6 C. D. 8.10-6 C.
    86. Đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng 20.10-9 C. Điện dung của tụ là
    A. 2 μF. B. 2 mF. C. 2 F. D. 2 nF.
    87. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 4 V thì tụ tích được một điện lượng 2 μC. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng
    A. 50 μC. B. 1 μC. C. 5 μC. D. 0,8 μC.
    88. Để tụ tích một điện lượng 10 nC thì đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 2V. Để tụ đó tích được điện lượng 2,5 nC thì phải đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế
    A. 500 mV. B. 0,05 V. C. 5V. D. 20 V.
    89. Hai đầu tụ 20 μF có hiệu điện thế 5V thì năng lượng tụ tích được là
    A. 0,25 mJ. B. 500 J. C. 50 mJ. D. 50 μJ.
    90. Một tụ điện được tích điện bằng một hiệu điện thế 10 V thì năng lượng của tụ là 10 mJ. Nếu muốn năng lượng của tụ là 22,5 mJ thì hai bản tụ phải có hiệu điện thế là
    A. 15 V. B. 7,5 V. C. 20 V. D. 40 V.
    91. Giữa hai bản tụ phẳng cách nhau 1 cm có một hiệu điện thế 10 V. Cường độ điện trường đều trong lòng tụ là
    A. 100 V/m. B. 1 kV/m. C. 10 V/m. D. 0,01 V/m.
    BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH 683700
    [/color]
    teddy
    teddy


    Nữ
    Tổng số bài gửi : 17
    Age : 32
    Đến từ : teddy house
    Registration date : 05/09/2008

    BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH Empty Re: BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH

    Bài gửi by teddy Sat Sep 13, 2008 7:30 pm

    cám ơn admin nhìu nha
    admin chịu khó tìm đề wa' ta
    nể gê!
    hihihih
    pirat bounce
    tea
    tea
    Moderators
    Moderators


    Nữ
    Tổng số bài gửi : 96
    Age : 32
    Đến từ : ¼¶¬e¶¶°¯•øn•¯°Eªr†¶¬¼
    Registration date : 11/09/2008

    BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH Empty hy'hy'

    Bài gửi by tea Sun Sep 14, 2008 1:06 pm

    anh admin co' khac' BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH 47174
    tea
    tea
    Moderators
    Moderators


    Nữ
    Tổng số bài gửi : 96
    Age : 32
    Đến từ : ¼¶¬e¶¶°¯•øn•¯°Eªr†¶¬¼
    Registration date : 11/09/2008

    BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH Empty anh admin oi

    Bài gửi by tea Wed Sep 17, 2008 6:20 am

    ma` post len may' mem doc. sao tra loi`
    vinamit
    vinamit


    Nữ
    Tổng số bài gửi : 34
    Age : 31
    Đến từ : dai ngan ha
    Registration date : 18/09/2008

    BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH Empty Re: BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH

    Bài gửi by vinamit Sun Nov 09, 2008 11:13 am

    hok co dap an sao???? BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH 396643 BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH 396643 BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH 396643

    Sponsored content


    BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH Empty Re: BÀI TẬP ĐIỆN TÍCH

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: Thu Nov 21, 2024 2:17 pm