TEEN A4 THPT LONG THÀNH 2007 - 2010

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
TEEN A4 THPT LONG THÀNH 2007 - 2010

NƠI CHO MỖI NGƯỜI GÓP 1 PHẦN LÀM PHONG PHÚ HƠN DIỄN ĐÀN NÀY!

Thông báo đến toàn thể member A4. Đĩa DVD suốt 3 năm cấp 3 mình đã hoàn thành. Bạn nào muốn có 1 đĩa để lưu giữ những kỉ niệm đẹp những năm học này (2k7 - 2K10) thì vui lòng liên hệ với bạn Xuân Hiếu. Cảm ơn

    tu sach tuoi tre

    tea
    tea
    Moderators
    Moderators


    Nữ
    Tổng số bài gửi : 96
    Age : 32
    Đến từ : ¼¶¬e¶¶°¯•øn•¯°Eªr†¶¬¼
    Registration date : 11/09/2008

    tu sach tuoi tre Empty tu sach tuoi tre

    Bài gửi by tea Sun Sep 14, 2008 7:56 am

    Buchenwald, bài học buồn về chiến tranh


    TTO - Ngày 9.5.1945 Tổng tư lệnh quân đội Đức, khống chế Keitel ký vào văn bản đầu hàng quân Đồng minh: một trang sử đen tối nhất của nhân loại được lật qua. Trong rất nhiều địa danh liên quan đến cuộc chiến này, có một cái tên khó phai mờ trong lương tri nhân loại - Buchenwald.

    Cuộc chiến tranh thế giới đã ở sau lưng nhân loại 63 năm. Thế hệ chúng tôi sinh ra khi đất nước hoàn toàn độc lập, những tưởng ám ảnh chiến tranh chỉ còn trong sách sử và ký ức của lớp người đi trước. Không thể ngờ có ngày hai từ chiến tranh và hậu quả ghê rợn của nó theo tôi vào giấc ngủ. Đó là những đêm sau ngày viếng thăm trại lao động khổ sai Buchenwald, một trong những nơi giam giữ người lớn nhất, dã man nhất của Đức Quốc xã.

    Đi trên Đường máu

    Nếu không biết trước du khách đi trên đường cao tốc A4 ngang qua khu vực giữa hai thành phố Weimar và Erfurt sẽ không khỏi ngạc nhiên trước tháp chuông sững sững đứng bên sườn núi Ettersberg, biểu tượng tưởng nhớ nạn nhân của cuộc Thế chiến thứ hai.

    Tôi đến khu tưởng niệm và trại Buchenwald vào một sáng chủ nhật cuối thu. Khí trời âm u, gió nhiều. Những chiếc lá vàng rụng phải chao qua chao lại lúc lâu mới xuống được mặt đất. Con đường nhỏ quanh co thi thoảng mới có bóng xe qua lại ngược chiều. Không gian ấy, sự vắng lặng ấy và con số 57 ngàn sinh mạng đã bị vùi chôn trong lòng đất này khiến tôi bồi hồi. Con đường này có tên tiếng Đức là “Blutstraße” nghĩa là “Đường máu”, dài 7km từ ga xe lửa ở chân núi nối đến trại. Trong hai năm 1938 và 1939 những người bị bắt giữ phải khai thác đá để làm đường. Công việc nặng nhọc khiến hàng ngàn người phải bỏ mạng và mặt đường thấm máu của họ.

    Vượt lên con dốc dài là khoảng sân rộng trước bảy dãy nhà, nơi xưa là chỗ nghỉ ngơi và làm việc của binh lính Đức, nay là cửa hàng sách và văn phòng của các nhân viên bảo tồn khu di tích. Trái với không khí vắng lặng trên Đường máu, ở đây có nhiều ôtô của khách tham quan đến từ sớm. Khu giam giữ người bên sau những dãy nhà này được bao bọc bởi hàng rào thép gai gắn điện cao ba mét. Mặt trước của trại vẫn giữ được gần nguyên trạng với tháp canh, cánh cổng sắt. Trong khi đi qua cánh cổng ấy tôi gặp nhóm học sinh Đức ra về. Khác với không khí sôi nổi thường thấy ở mỗi nhóm học trò, tất cả các bạn trẻ này đều lầm lũi bước đi, đôi tiếng thì thầm quá nhỏ chỉ có thể nghe khi họ lướt qua.

    Bước vào bên trong trại tù, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là quang cảnh hoang tàn và cảm giác thất vọng vì dường như không có gì để tham quan. Cả khu đồi rộng mênh mông phơi ra những nền móng gạch của các dãy nhà đã bị phá hủy hoàn toàn. Xa xa nơi tiếp giáp với rừng cây có những tòa nhà lớn. Chúng tôi nhập vào nhóm du khách đang đứng lắng nghe người hướng dẫn thuyết minh. Chúng tôi biết được rằng tất cả các dãy nhà xưa kia giam giữ người đã bị phá bỏ, chỉ giữ lại phần khuôn móng. Ở mỗi đầu nhà đều có bảng ghi chi tiết số dãy, loại người nào từng bị giam giữ bên trong. Chỉ còn vài dãy nhà có chức năng đặc biệt được giữ lại để giới thiệu cho khách thăm quan.

    Tòa đầu tiên tôi viếng thăm là một dãy nhà hình vuông thấp có ống khói cao. Nơi đây tập trung mọi hình thức làm chết người dã man nhất. Ở tầng lửng là dãy lò thiêu bằng sắt. Người hướng dẫn đã nói, sáu lò nằm cạnh nhau hoạt động liên tục vẫn không thiêu hết thi thể các nạn nhân mà phần nhiều sau đó đã bị xe ủi đẩy xuống các hố chôn tập thể. Những vết cáu đen bám xung quanh miệng lò và nền gạch nhìn như máu các nạn nhân vẫn vương lại nơi này. Đối diện với sáu lỗ đen của các cửa lò thiêu là chiếc thang máy hình vuông. Cái thang ấy dùng vận chuyển xác từ dưới tầng hầm lên lò thiêu. Có nhiều du khách đã chuẩn bị hoa từ trước, nhẹ nhàng đến đặt trước cánh cửa lò mở toang, bên trong vẫn lưu giữ tro than những người xấu số.

    Đi đến phía cuối nhà, du khách xuống thang và bước vào căn phòng tối âm u. Nhìn thấy một chiếc giá treo cổ thôi trong mỗi chúng ta đã có cảm giác ớn lạnh, vậy mà ở đây trên cả ba vách tường có mấy chục chiếc móc sắt san sát nhau. Ở cuối phòng còn một lỗ vuông, đây là chỗ bính lính vứt những thi thể đã chết ở bên ngoài xuống rồi xếp cùng thi thể bị hành hình ở các móc treo cổ trong phòng đặt vào thang máy và chuyển lên lò thiêu. Ngay cả trong tưởng tượng tôi cũng chưa bao giờ có thể nghĩ đã từng tồn tại một dây chuyền khép kín trong hệ thống giết người một cách tàn bạo như thế.

    Bước ra khỏi căn phòng ấy, tôi phải đứng rất lâu ngoài hành lang để những ngọn gió thu lạnh buốt thổi vun vút qua người cho nguôi bớt cảm giác bần thần như gặp phải tử khí.

    Ra khỏi tòa nhà “giết người”, chúng tôi đi bộ chậm chầm qua từng nền móng nhà hai bên đường. Phía cuối đoạn đường sẽ có tòa nhà lớn, nơi trưng bày chính các tư liệu lịch sử về trại tập trung này.

    Trang sử đau thương của nhân loại

    Trong khi đi đến điểm tham quan chính, hình ảnh những cái chết phí lý, thương tâm cứ theo mãi trong tâm trí tôi.

    Tòa nhà lớn nơi trưng bày đầy đủ hình ảnh, tài liệu, vật dụng của nhà tù này từ khi bắt đầu xây dựng (1937) đến khi quân đồng minh vào giải cứu các nạn nhân (1945). Người bị giam giữ ở đây nhiều nhất là những người chống Hitler, người Do Thái, hồng quân Liên Xô, tội phạm xã hội và còn có cả người đồng tính.

    Khách tham quan ngoài việc được xem hình ảnh, vật dụng rất chi tiết còn có thể truy tìm mọi tài liệu còn lại ở các kệ “Hồ sơ mở”. Cứ đi qua vài gian trưng bày, sẽ có gian chiếu phim phóng sự, từ những tư liệu thật Đức Quốc xã chưa kịp hủy đến phim dựng lại sau này.

    Trại tập trung Buchenwald còn là nơi chế độ phát xít dùng để phát triển khí tài quân sự và y khoa. Trong hai dãy nhà 46 và 50 quân đội đã kết hợp với Viện Robert-Koch (nơi nghiên cứu về virus và bệnh nhiệt đới) dùng chính các nạn nhân để thử nghiệm và nghiên cứu nhiều loại bệnh và thuốc khác nhau. Từ năm 1943 tại Mittelbau-Dora, một chi nhánh của trại Buchenwald ở Nordhausen đã bắt đầu sản xuất tên lửa và kết quả cuối cùng là loại tên lửa V2. Nhiều thử nghiệm thất bại, nhưng một số đã thành công và được phóng đến nước Anh. Những năm cuối cuộc chiến tranh, chế độ phát xít đang cố gắng hoàn thiện một “Wunderwaffe” (Vũ khí thần kỳ). May mắn thay nhà máy này đã bị bom của quân đội đồng minh phá hủy ngày 24.8.1944.

    Gây ấn tượng ghê sợ nhất là các “tác phẩm mỹ thuật” bằng đầu người thật. Số lượng người bị giam giữ rất lớn, thuộc mọi thành phần khác nhau. Đức Quốc xã tìm mọi cách khai thác khả năng của họ để làm ra sản phẩm tiêu thụ ngoài thị trường. Thậm trí có cai trại đã yêu cầu những nghệ sĩ phải tạo ra đồ lưu niệm từ đầu người bị giết. Những hình ảnh ấy, thậm trí cả tên tuổi người xấu số cũng như các cai trại điên rồ, khách và các nhà nghiên cứu nếu cần đều có thể truy cập. Hãi hùng nhất cho người xem là nơi trưng bày các sản phẩm làm từ da, tóc của người như túi, giày, chụp đèn và vật kỷ niệm...

    Đầu tháng 4.1945 quân đồng minh đã tiến đến gần Buchenwald. Khi đó tại đây vẫn còn 47.500 người bị giam cầm. Quân đội phát xít muốn tẩu tán bớt số nạn nhân nên xua họ ra ngoài trên 60 ngả đường khác nhau. Nhiều người đã chết trên đường đi vì quá yếu. Ngày 11.4, quân đồng minh đến thì nơi đây vẫn còn 21.000 người bị giam giữ, đa phần không đi nổi vì suy kiệt. Khi nghe nói đã được giải thoát, nhiều người trong số họ không tin vào tai, mắt mình. Quân đội đồng minh bị sốc mạnh khi vào sâu trại tập trung, những đống xác chết chỉ còn da bọc xương không quần áo ngổn ngang trong khuôn viên trại.

    Sau khi kết thúc chiến tranh, quân đội Xô viết đã dùng chính trại tập trung này để giam giữ những người làm việc cho Đức Quốc xã. Đến năm 1950, thêm 7.000 người Đức bị chết, cánh rừng mang tên loài cây Buche lần nữa phải thu vào lòng mình những linh hồn tội nghiệp. Ở giữa các thân cây xum xuê lá người ta đóng hàng hàng cột gỗ trắng giản đơn cao chừng hơn mét để nói về họ. Bởi phần nhiều binh lính Đức buộc phải tham gia ở phía chiến tuyến chống lại loài người nên họ không có nơi để tưởng nhớ ngoài ký ức của người thân.

    Khi còn thuộc nước Cộng hòa Dân chủ Đức, có lần người ta đã bàn đến việc phá hủy trại Buchenwald và phục hồi nguyên trạng rừng cây Buche xanh thẳm, như một cách quên đi trang sử đen tối của dân tộc. Kế hoạch này với cả mô hình rừng cây vẫn được giữ nguyên tại bảo tàng khác cách trại tập trung vài trăm mét. Thế nhưng điều này đã không xảy ra. Ngược lại mỗi học sinh Đông Đức đã được đưa đến đây để học bài học lịch sử về Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai sống động và trực quan nhất. Hiện nay, không còn là tiết học bắt buộc nhưng học sinh ở các trường vẫn là lượng khách viếng thăm đông đảo nhất. Ở bãi đậu xe, chúng tôi đọc thấy hàng chục bảng số xe bus lớn đến từ các thành phố xa xôi miền tây nam nước Đức.

    Trước khi ra khỏi tòa trưng bày chính, mỗi khách có thể viết đôi dòng lưu lại cảm xúc của mình. Hai tấm bảng lớn là ảnh phóng to hai trang trong số hàng triệu dòng tin nhắn của khách viếng thăm thay cho lời tạm biệt. Những dòng ngắn ngủi bằng tiếng Đức nhưng chứa đựng tất cả xúc cảm buồn đau như: “Thật kinh hoàng! Sự thật như thế này quả tình tôi không hề biết”, “phát xít, không có lần thứ hai!”, “Hãy tha tội cho chúng tôi!” hoặc không gì khác ngoài chữ duy nhất “Entschuldigung!” (Xin lỗi!)...

    Hôm nay, đi một vòng quanh Buchenwald, tôi hiểu thêm nhân dân Đức cũng có bài học đau buồn của họ. Và đáng khâm phục thay những thế hệ sau đã mở rộng cánh sự thật, nhìn thẳng vào sự thật để nhân loại nói chung, nhân dân Đức nói riêng mãi mãi sẽ nói “Tôi căm thù chiến tranh!” như dòng chữ của một học sinh Đức viết trong sổ lưu niệm.

    THANH LUYẾN


    --------------------------------------------------------------------------------

      Hôm nay: Thu Nov 21, 2024 2:05 pm